Ngoài một số điểm đặc biệt so với các giống gà khác thì suy cho cùng Gà Đông Tảo vẫn được xếp vào nhóm động vật gia cầm nên việc Gà Đông Tảo thường xuyên mắc những căn bệnh gia cầm là điều không thể tránh khỏi. Và nếu đem so sánh những căn bệnh này với nhau thì trong số đó nổi bật lên một căn bệnh có tên tụ huyết trùng. Đây là một căn bệnh nguy hiểm đối với Gà Đông Tảo, người nuôi sẽ cần phải hết sức đề phòng bởi khi gà mắc phải bệnh thường khó rất chữa trị, nguy cơ gà sẽ bị chết nếu không có sự phát hiện và chưa trị kịp thời
Nguyên nhận của bệnh tụ huyết trùng ở Gà Đông Tảo
Bệnh tụ huyết trùng ở gia cầm là loại bệnh sinh ra từ một loại vi khuẩn có tên tiếng Anh là Pasteurella multocida. Nguyên nhân của bệnh không bắt nguồn nhiều từ gà mà do sự ảnh hưởng từ căn nguyên của chuồng trại. Tình trạng sức khỏe của gà cùng các yếu tố stress không gây ảnh hướng quá lớn đến quá trình phát bệnh. Một khi bệnh tụ huyết trung đã phát triển và trở thành dịch thì tất các các vật nuôi gia cầm ở mọi lứa đều có nguy cơ mắc bệnh cao do bệnh này được lan truyền của đường miệng.
Bệnh tụ huyết trùng có thể xâm nhập vào chuồng trại của bà con bằng nhiều con đường khác nhau như từ nguồn thức ăn, xác các loài động vật ở gần khu vực trang trại, hay các vật nuôi mang mầm bệnh về như chó, mèo hay cả chuột
Con đường lây nhiễm của bệnh tụ huyết trùng
- Gà Đông Tảo mắc bệnh do lây nhiễm trực tiếp cho nhau
- Nguồn thức ăn, nước uống hay các dụng cụ trong chắn nuối dính phải mầm bệnh mà không bị phát hiện
- Các loại động vật gặm nhấm mang mầm bềnh từ bênh ngoài về chuồng nuôi
- Vi khuẩn sinh sôi và phát triển trong máu, phổi và các chất tiết từ đường hô hấp của gà
- Vi khuẩn kí sinh trên cơ thể của gà, khi có điều kiện về thời tiết, khí hậu, vệ sinh chuồng trại kém. . . chúng sẽ phát triển thành bệnh tụ huyết trùng, sau thời gian sẽ trở thành dịch
Tham Khảo Bài Viết: Mùa Hè, Chăm Sóc Gà Đông Tảo Như Thế Nào?
Triệu chứng của bệnh tụ huyết trùng
- Triệu chứng ở thể mãn tính: Gà bị khó thở, khí quản âm rale, gà sút ký nhanh chóng, ốm, ít ăn hẳn đi, xương chân, xương cánh bắt đầu xưng phồng
- Triệu chứng ở thể cấp tính: Gà bắt đầu bỏ ăn, lông xù, nhịp thở tăng nhanh, kết hợp với tiêu chảy phân xanh, nhiệt độ cơ thể gà rơi vào khoảng 42 đến 43 độ C. Đặc biệt ở thể mãn tính của bệnh tụ huyết trùng này, triệu chứng sẽ chỉ được phát hiện vài giờ trước khi gà chết
Phòng bệnh tụ huyết trùng cho gà đông tảo
- Vệ sinh chuồng trại thường xuyên không để các mầm bệnh tồn tại, có cơ hội phát triển
- Thường xuyên tiêm phòng vắc xin cho Gà Đông Tảo
- Nuôi các lứa Gà Đông Tảo ở những khu vực khác nhau trong trang trại, tránh việc mầm bệnh có thể phát triển thành dịch
- Không sử dụng các chế phẩm còn sống làm thức ăn cho gà
- Xác trùng định kì cho chuồng trại bằng các loại thuốc xác trùng
- Cung cấp thêm các loại vitamin, khoáng chất nhằm tăng sức đề kháng cho gà vào các loại thức ăn, nước uống
Tham Khảo Bài Viết: Gà Đông Tảo ăn sao cho nên thuốc ?
Trị bệnh tụ huyết trùng cho Gà Đông Tảo
Khi phát hiện triệu chứng của bệnh, bà con sẽ cần phải chuẩn bị những loại thuốc sau:
- NOVA -TICOGEN
- NOVASOL
- NOVA-D.O.T
- NOVA FLOX 20%
- NOVA ENRO 10%
- NOVA-TRIMEDOX
- NOVA-TRIMOXIN
Ngoài những loại thuốc trên thì việc sử dụng kết hợp các loạt vitamin, khoáng chất, chất dinh dưỡng cũng hết sức cần thiết nhằm giúp Gà Đông Tảo cải thiện sức đề kháng, mau chóng hồi phục sau thời gian mắc bệnh tụ huyết trùng