Gà đông tảo là giống gà có sức chống chịu tốt với bệnh tật nhưng vẫn có một số căn bệnh mà gà đông tảo cũng thường xuyên mắc phải. Và một căn bệnh khá phổ biến ở giống gà này thường hay mắc phải đó là bệnh hô hấp mãn tính, viết tắt là CRD. Bệnh này nguyên nhân chủ yếu nằm ở chỗ bà con chưa có cách chăm sóc đạt tiêu chuẩn, không có phương pháp phòng bệnh hiệu quả để mầm bệnh có thể phát sinh và lây lan
Nuôi gà đông tảo trong môi trường thoáng mát
Biểu hiện của gà khi mắc bệnh hô hấp mãn tính
Gà mắc bệnh này mặt sẽ sưng phồng, hơi thở khò khè, xuất hiện vảy ở mỏ, gà chảy nước mũi, hắc hơi, cơ thể ủ rủ, mắc hay nhắm. Hệ quả là sức ăn của gà giảm, chậm lớn, tỷ lệ đẻ và ấp trứng giảm sút, gà con mới nở mắc bện thường rất khó để phát triển, sức đề kháng kém dẫn đến thường xuyên mắc phải những căn bệnh khác. Khoảng thời gian gà dễ mắc phải căn bệnh này nhất rơi vào thời điểm chuyển mùa, khi đó trời mưa quá nhiều hoặc thời tiết quá nắng nóng. Bệnh này khi phát sinh sẽ không chừa băt kì lứa gà nào cả, gà ở mọi lứa tuổi đều có tỉ lệ mắc bệnh là khá ngang nhau. Nhỉnh hơn một chút đó là tỷ lệ mắc bệnh của gà đông tảo từ 1 đến 2 tháng tuổi. Đối với gà đông tảo mà bà con nuôi nhốt nhiều, không thường xuyên vệ sinh sạch sẽ chuồng trại thì khả năng đàn gà mắc phải căn bệnh này là khá cao
Tham Khảo Bài Viết: Phương Pháp Nuôi Gà Đông Tảo Thả Vườn
Nguyên nhân của bệnh hô hấp mãn tính (CRD)
Bệnh hô hấp mãn tính ở gà phát sinh do một lại vi khuẩn có tên Mycoplasma gallisepticum. Vi khuẩn này chủ yếu sống ký sinh trên cơ thể của gia cầm bởi khi ra khỏi cơ thể gà chúng sẽ không còn khả năng sống sót sau 5 ngày. Hiện nay các loại thuốc sát khuẩn được bán trên thị trường đều có thể diệt trừ tốt loại vi khuẩn này
Cách thức lây truyền bệnh
Là bệnh hô hấp nên không có gì ngạc nhiên khi bệnh sẽ lây lan theo con đường hô hấp, lây lan trực tiếp từ gà bệnh sang gà khỏe. Bệnh cũng có thể lây lan qua nguồn thức ăn, nước uống của gà hằng ngày. Cả những dụng cụ chăn nuôi chưa vi khuẩn hay mầm bệnh mang về từ người lạ, điểm đặc biệt là dù không thể tồn tại nhiều ngày ngoài môi trường nhưng bệnh vẫn có thể lây lan qua con đường không khí khi không khí chứa mầm bệnh này. Bệnh còn có khả năng lây lan theo con đường di truyền, nghĩa là nếu gà đông tảo bố mẹ mắc phải bệnh này thì thế hệ con cũng sẽ mang mầm bệnh này trong cơ thể. Bệnh rất dễ phát sinh khi thời tiết thay đổi, trời mưa nhiều, độ ẩm tăng cao, đó là cơ hội để vi khuẩn Mycoplasma gallisepticum có cơ hội phát sinh thành bệnh
Trị bệnh hô hấp mãn tính ở gà bằng loại thuốc đặc hiệu
Phòng bệnh hô hấp mãn tính cho gà đông tảo
- Xây dựng chuồng trại tạo độ thông thoáng, thường xuyên sát trùng định kỳ chuồng trại ngăn không cho mầm bệnh có khả năng tồn tại và phát triển
- Nhằm nâng cao sức đề kháng để gà tránh được mầm bệnh, bà con nên bổ sung nhiều vitamin, khoáng chất, chất điện giải vào nguồn thức ăn, nước uống của gà
- Phòng bệnh bằng các loại thuốc kháng sinh như Tetracycline, Macrolide và Quinolone
- Trong trường hợp bà con phát hiện bênh hô hấp mãn tính kết hợp với cả bệnh E.coli ở gà, hãy sử dụng ngay là thuốc đặc trị BIO-TYLODOX PLUS. Loại thuốc này có thể điều trị cả hai căn bệnh trên cùng lúc
Lưu ý rằng bà con phải luôn đảm bảo rằng sức đề kháng của gà luôn ở mức tốt để ngăn ngừa các căn bệnh trong có bệnh hô hấp mãn tính ở gà đông tảo này nhé
Tham Khảo Bài Viết: Phòng Và Trị Bệnh Tụ Huyết Trùng Cho Gà Đông Tảo
Chúc bà con luôn thành công với mô hình nuôi gà đông tảo của mình !