Phát triển một mô hình chăn nuôi chỉ chuyên gà đẻ trứng hiện đang là sự lựa chọn của nhiều bà con nông dân vùng quê, và đặc biệt là trung du và miền núi. Đặc điểm mà chúng ta dễ dàng nhận thấy ở gà đẻ trứng đó là những rủi ro trong chăn nuôi là tương đối thấp, đây là điều mà bà con rất mong muốn bởi với kinh tế gia đình vùng quê không cao, thất bại trong một mô hình chăn nuôi sẽ để lại những tác động tiêu cực, hệ lụy khôn lường
Chăn nuôi gà đẻ trứng hộ gia đình
Hiện nay, các mô hình chăn nuôi gà đẻ trứng đang được phát triển ở nhiều nơi, tạo công ăn việc là cho rất nhiều hộ gia đình vùng quê. Hiệu quả từ những mô hình nuôi này là có, còn về mặt hiệu quả tích cực hay hiệu quả cao còn phụ thuộc vào những kỹ thuật nuôi của từng bà con. Với kỹ thuật nuôi dành cho các mô hình nuôi gà đẻ trứng, trại giống Kiều Hoa sẽ không thể nào hướng dẫn trực tiếp cho các bàn con, chính vì vậy, thông qua bài viết này, trang trại sẽ chia sẻ với các bà con những kỹ thuật nuôi cần thiết nhất
Những dụng cụ cần thiết trong chăn nuôi gà đẻ trứng
-Rèm che: Rèm che sẽ có tác dụng che mưa, che nắng, che gió cho gà tùy vào tình trạng thời tiết. Ví dụ như vào những ngày nắng nóng ói bức, bà con có thể để trống rèm che ở 1 hoặc 2 hướng nào đó, hay vào những ngày mưa, lạnh lẽo, bà con sẽ sử dụng rèm che che mưa tạt gió lùa, đảm bảo một môi trường sống ổn định cho gà đẻ trứng
-Máng ăn, máng uống, nhất thiết phải có và cần được phân bố đều trong chuồng nuôi để đảm bảo gà siêng ăn, siêng uống ơn, cơ thể phát triển tốt, đủ chất để đẻ trứng một cách liên tục. Với những máng ăn, máng uống này, bà con được quyền chọn loại vật liệu là nhựa hay kim loại đều được
- Đối với chuồng nuôi và các vật dụng trong chăn nuôi, bà con cần thường xuyên xát trùng, diệt khuẩn, đảm bảo một môi trường sạch sẽ trong chuồng nuôi. Cách phổ biến và hiệu quả mà nhiều bà con vẫn thường sử dụng đó là thường xuyên rắc vôi cùng với phun thuốc xác trùng quang chuồng, rèm chuồng, trần, tường xung quanh, kể cả máng ăn máng uống cũng cần được phun sát trùng nếu thấy cần thiết
Tham Khảo Bài Viết: Phát Triển Mô Hình Chăn Nuôi Gà Ta
-Đối với những vật dụng chuyên dùng trong chăn nuôi, dù là nhỏ những bà con cũng không nên bỏ qua vì đó chính là những vật dụng có nguy cơ tiềm ăn mầm bệnh cao. Đối với khoảng thời gian full sát trùng chuồng nuôi, theo định kỳ bà con nên thực hiện công việc này từ 7 đến 10 ngày một lần
-Về cổng chuồng nuôi, tại hướng đi vào bà con nên thiết kế thêm một hố sát trùng ngay tại cổng, hạn chế mầm bệnh từ nơi khác đến. Bà con cũng cần hạn chế người lạ ra và chuồng nuôi gà đẻ trứng nhiều vì khi đó bà con sẽ rất khó để kiểm soát được những mầm bệnh
Chăn nuôi gà đẻ trứng mô hình công nghiệp
Chăm sóc gà đẻ trứng vào giai đoạn hậu bị
Trong quá trình nuôi, chăm sóc gà đẻ trứng, chắc chắn rằng giai đoạn hậu bị sẽ là giai đoạn quan trọng nhất quyết định đến năng suất đẻ trứng cùng với kích cỡ của những quả trứng. Trong giai đoạn phát triển này, hay yếu tố quan trọng nhất sẽ quyết định đến hiệu xuất đẻ trứng của gà sẽ bao gồm chế độ ánh sáng và chế độ ăn. Để chăn nuôi gà đẻ trứng cho năng suất tốt, trứng to bà con sẽ cần phải có phương pháp chăm sóc thích hợp nhất trong giai đoạn phát triển này của gà
Đối với chế độ ăn uống, bà con cần phải đáp ứng đủ lượng chất đầy đủ cần thiết cho gà đẻ trứng. Nguồn thức ăn chính của gà sẽ là cám hỗn hợp con cò, ngoài ra bà con cũng có thể trộn lẫn thêm một số loại thức ăn khác như bột ngô, tấm hay cám gạo . . .
Về các loại vitamin khoáng chất cần thiết, bà con nên bổ sung thêm những chất này trong phần thức ăn, nhất là nguồn nước uống
Tham Khảo Bài Viết: Hạn Chế Tình Trạng Gà Cắn Mổ Lẫn Nhau
Bà con cũng cần kiểm tra mức tăng trọng của gà đẻ trứng giai đoạn hậu bị
Để đảm bảo khi vào giai đoạn đẻ trứng gà sẽ ở vào thể trạng phù hợp nhất bà con cần thường xuyên kiểm tra thể trạng của gà dựa vào từng độ tuổi. Ở mỗi độ tuổi gà cần đặt một trọng lượng cần thiết và nếu không đạt được tiêu chí trọng lượng này, năng suất để trứng trong tương lai của gà chắc chắn sẽ thấp hơn những con khác. Để kiểm tra trọng lượng gà, cứ sau khoảng thời gian khoản 2 tuần thì bà con nên cân và xác định trọng lượng một lần, sau đó là điều chỉnh lại chế độ ăn uống, chăm sóc theo cân nặng của gà