Trong quá trình nuôi và chăm sóc gà đông tảo, trình trạng số gà trong đàn có biểu hiện cắn mổ lẫn nhau vẫn thường xuyên xảy ra, nhất là tại các trang trại có diện tích không lớn, mật độ số con đông trong một chuồng nuôi. Mặc dù tình trạng này vốn rất phổ biến trong chăn nuôi gà nhưng nếu như bà con chủ quan và không tìm cách giải quyết tức thì sẽ gây ra những ảnh hưởng xấu, làm chậm quá trình phát triển, đôi khi dẫn đến tình trạng gà chết, gây ra những thiệt hại không đáng có
Để nhanh chóng phát hiện và xử lý tình trạng gà cắn mổ lẫn nhau, bà con cần dành nhiều thời gian hơn để theo dõi, quan sát và kiểm tra, phát hiện kịp thời. Về cách khắc phục và hạn chế, trước tiên bà con hãy tìm hiểu nguyên nhân chính xác cho tình trạng này
Gà trong chuồng thường hay cắn mổ lẫn nhau, tại sao?
- Nguyên nhân thứ nhất: Có thể là do mật độ số con trong chuồng quá lớn, điều này thường xuyên xảy ra đối với các bà con đang xây dựng mô hình nuôi không đúng kỹ thuật, cố gắng có thể nuôi càng nhiều con trong một chuồng, điều này không hề tốt một chút nào. Hiểu đơn giản, với mật độ số con trong chuồng phù hợp, gà sẽ dễ dàng phát triển mà ít phát sinh vấn đề, lứa gà phát triển đồng đều với nhau, cơ thể khỏe mạnh, thịt săn chắc, cùng với đó là một hiệu xuất sinh nở, ấp trứng tốt. Còn ngược lại với một mật độ nuôi quá cao, gà rất dễ cắn mổ lẫn nhau vì thường xuyên chạm mặt, stress nặng vì bí bức không gian
Tham Khảo Bài Viết: Xây Dựng Một Mô Hình Nuôi Gà Thả Vườn Hoàn Chỉnh
- Nguyên nhân thứ hai: Do bà con đang áp dụng một chế độ ăn uống không tốt cho đàn. Vì ở mỗi giai đoạn phát triển, cơ thể gà có nhu cầu về lượng chất dinh dưỡng khác nhau, nếu gà được cung cấp đủ chất dinh dưỡng, sẽ không có vấn đề gì cả. Nhưng trong trường hợp thiếu chất, đây sẽ là nguyên nhân khiến gà thường hay cắn nhau trong chuồng. Và giai đoạn gà thay lông là giai đoạn cắn mổ lẫn nhau xảy ra phổ biến nhất vì lúc đó chúng rất cần những chất như vitamin, đạm hay khoáng chất . . ., thức ăn thiếu những chất này là nguyên nhân chính cho tình trạng trên
- Nguyên nhân thứ ba: Một nguyên nhân nữa bà con cần biết để khắc phục đó là gà thường cắn mổ lẫn nhau do ở trong môi trường có tình trạng ánh sáng quá cao. Ánh sáng là tốt những cần ở một cường độ vừa phải, cường độ chiếu sáng lớn sẽ dễ khiến gà trở nên hung hăn, cắn mổ lẫn nhau nhiều hơn
Cách khắc phục tình trạng gà đông tảo cắn mổ lẫn nhau
- Điều chỉnh một mật độ nuôi hợp lý trong chuồng, đúng tiêu chuẩn
- Tùy vào từng giai đoạn phát triển của gà mà cung cấp một chế độ ăn phù hợp nhất có thể, lượng chất cần thiết nhất định phải cung cấp đủ
- Vào buổi đêm, sử dụng đèn chiếu sáng có cường độ vừa đủ
Tham Khảo Bài Viết: Tổng Hợp Một Vài Kỹ Thuật Nuôi Gà Đông Tảo Mới
Chăm sóc gà bị cắn mổ
Khi phát hiện ra những con bị cắn, bị thường, bà con cần tách chúng ra một chuồng nuôi riêng,, bắt đầu chăm sóc, bôi thuốc vào những chỗ bị cắn để tránh để bị nhiễm trùng
Sau khoảng 3 ngày chăm sóc với những loại thuốc đặc trị, bà con có thể đưa chúng vào chuồng trở lại và lưu ý là cần khắc phục nay những nguyên nhân khiến gà hay cắn mổ lẫn nhau như thế