Sơ qua một chút về giống gà này thì giống gà này thường tập trung ở những địa phương có thú chơi gà chọi đã trở thành truyền thống, những địa phương này thường tập trung ở miền Bắc với các tỉnh như Huế, Hà Nội, Bắc Ninh hay Hải Phòng
Chăn nuôi gà chọi phổ biến ở các địa phương khu vực miền Bắc
Những đặc điểm cơ bản ở giống gà này có thể kể đến như thân hình cao ráo, mình dài, chân cao, cổ dài cùng với mào kép, gà chọi cơ thể không nhiều lông, lông tập trung chủ yếu ở phần cánh cùng với màu da có phần đặc biệt màu đỏ ửng. Có thể nói gà chọi là giống gà hoạt động, vận động nhiều nhất, thế nên thường thì chất lượng thịt của chúng luôn ở mức tốt. Về trọng lượng, đối với những con trưởng thành, đối với gà chọi trống, cân nặng của chúng thường rơi vào khoảng từ 3 đến 4kg, riêng với những con mái thì trọng lượng thường ở mức từ 2 đến 3kg
Điểm đặc biệt khi nuôi gà chọi đó là sức đề kháng của giống gà này phải nói là ở dạng tốt, tốt hơn nhiều so với những giốn gà thông thường khác, tuy vậy, đổi lại thì chúng là kém về khả năng đẻ và ấp trứng. Đối với những con con vừa mới bóc trứng thì trọng lượng cơ thể sẽ tầm từ 30 đến 40g, cao hơn các giống gà ta hay gà công nghiệp
Tìm hiểu về kĩ thuật nuôi gà chọi
Chăn nuôi gà chọi hiện nay người nuôi thường phân chia thành hai mục tiêu khác nhau, có người nuôi chỉ để mang chúng đi chọi với những con gà khác, có người thì nuôi để lấy thịt, phục vụ cho các quán nhậu, nhà hàng. Vì thịt gà chọi cơ bản là chất lượng tốt nên khi người nuôi chọn nuôi để lấy thịt cũng không lấy gì làm lạ. Sau đây là một số yêu cầu khi chăn nuôi gà chọi:
Tham Khảo Bài Viết: Phát Triển Mô Hình Chăn Nuôi Gà Đẻ Trứng
-Với lứa gà khi đã đạt mức một tháng tuổi, người nuôi sẽ cần canh chỉnh lại một mất độ nuôi phù hợp, cụ thể ở đây không được nuôi hơn 10 trên 1 m2 diện tích
-Riêng nếu như người nuôi đang muốn nuôi gà chọi với mục tiêu y như cái tên của nó, chỉ để chọi thì yêu cầu khi gà đạt tới trọng lượng 700g thì yêu cầu người nuôi sẽ phải tách chúng ra nuôi mỗi con 1 chuồng nuôi riêng. Lý do là vì khi đạt cân nặng trên gà sẽ bắt đầu có dấu hiệu háo đá và cắn mổ lẫn nhau, nếu như không tách chúng ra nuôi từng chuồng riêng lẻ, khả năng cắn mổ lẫn nhau giữa chúng sẽ là khá cao
- Đối với mục tiêu nuôi gà chọi để mang chúng vào các cuộc chiến, yêu cầu người nuôi cần có một chế độ tập luyện riêng dành cho chúng cùng với đó là một chế độ ăn uống khác hơn so với khi nuôi gà chọi lấy thịt
Chọi gà là thú vui của nhiều người
Khâu chọn gà chọi giống 1 tháng tuổi về nuôi
Về cơ bản khi chọn gà con về nuôi thì với giống gà nào cũng thế, bà con nên chọn con giống với tiêu chí sau:
-Gà chọi giống phải được cung ứng từ một đơn vị uy tín, nói chung là cần phải có nguồn gốc rõ ràng, hơn nữa, nếu chọn giống ở mô hình nuôi nhỏ, người nuôi cũng có thể xác định xem gà chọi bố mẹ có khỏe mạnh, không mầm bệnh hay không
-Lựa chọn những chú gà chọi con mới bóc trứng di chuyển nhanh nhẹn, cơ thể bình thường, chân bóng cùng mỏ thường khép kín
Mô hình chuồng trại để chăn nuôi gà chọi
-Yêu cầu đối với chuồng trại là người nuôi cần phải lựa chọn những nơi cao ráo, thoáng mát. Chăn nuôi gà chọi cũng gần giống với nuôi gà thả vườn, chính về thế khi xây chuồng bà con nên chọn hướng chuồng theo hướng Đông hoặc Đông Nam, mục tiêu là thứ hai là để đón nắng sáng, thứ hai là để tránh nắng chiều
-Nếu người nuôi đang có ý định nuôi gà chọi lấy thịt, nuôi tập trung thì cũng cần lưu ý về mật độ nuôi như đã nói ở trên
-Nếu chọn cách nuôi gà chọi thả vườn, người nuôi cũng cần thiết kế những nơi trú nắng, trú mưa
-Người nuôi cũng cần thiết kế máng ăn, máng uống trong chuồng sao cho hù hợp, đồng thời vệ sinh chuồng trại định kỳ để đảm bảo chuồng trại sẽ mầm bệnh không có khả năng phát triển
Tham Khảo Bài Viết:Phát Triển Mô Hình Chăn Nuôi Gà Ta
Một số căn bệnh thường gặp khi chăn nuôi gà chọi người nuôi cung cần lưu ý như bệnh tụ huyết trùng, bệnh cúm gia cầm, bệnh đậu gà . . .
Đối với những chú gà chọi đã già và hết sức chiến đấu, người nuôi cũng có thể bán chúng theo dạng gà thịt, thu về phần vốn đầu tư nào đó